Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Ý Nghĩa Màu sắc Ngoc Trai


Ngọc trai rất đa dạng về màu sắc và mẫu mã, vậy bạn có bao giờ tự hỏi màu sắc của ngọc trai mang ý nghĩa gì không? Những viên ngọc trai với nhiều màu sắc khác nhau không chỉ có tác dụng làm đẹp mà nó còn thể hiện cá tính, tâm hồn của người đeo. Cùng Ngọc Trai Nữ Hoàng  tìm hiểu ý nghĩa từng màu sắc của ngọc trai.

Ý nghĩa màu sắc ngọc trai màu trắng


Màu trắng tượng trưng cho tâm hồn ngây thơ, vẻ đẹp thánh thiện. Ngọc trai màu trắng được nhiều chị em phụ nữ yêu thích là do nó vừa mang sự nhẹ nhàng, thanh nhã, nữ tính vừa mang nét mạnh mẽ, kiêu kỳ. Màu trắng thuần khiết cùng với ánh ngũ sắc phản chiếu từ bề mặt ngọc trai đem đến cho chủ nhân vẻ đẹp thanh tân, diễm lệ. Trang sức làm từ ngọc trai trắng mang đến cho người đeo vẻ đẹp thân thiện, dịu dàng, dễ mến, từ đó dễ dàng lấy được thiện cảm từ những người xung quanh. Ngoài tác dụng làm đẹp ngọc trai trắng còn giúp người đeo có tinh thần sảng khoái, suy nghĩ tích cực và thanh thản.

Ý nghĩa màu sắc của ngọc trai màu đen


Ngọc trai đen ẩn sâu bên trong nó là biểu tượng của quyền lực tối cao. Màu đen lôi cuốn đã khiến những ý nghĩa màu sắc của ngọc trai đen càng cần được khám phá. Với những nữ doanh nhân thành đạt đây là một bảo vật nâng cao tiền đồ cũng khẳng định được đẳng cấp của mình trước mặt mọi người. Độ ánh của ngọc trai đen còn giúp xua đuổi những thứ xấu xa đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới người nữ chủ nhân của những chiếc nhẫn ngọc trai cao cấp màu đen. Mặc dù trang sức ngọc trai đen khá đắt đỏ nhưng bất cứ ai cũng muốn sở hữu bảo vật này.

Ý nghĩa màu sắc của ngọc trai màu vàng


Tại các nước phương đông, màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc còn đối với các quốc gia phương tây thì màu vàng biểu thị cho sự may mắn và hạnh phúc. Bình thường người ta ít sử dụng màu vàng bởi màu sắc có phần sáng chói, rực rỡ nhưng đối với ngọc trai, sắc vàng tạo nên ánh màu dịu nhẹ, tinh tế và quyến rũ. Ngọc trai màu vàng tạo cho người ta có cảm giác về sự giàu sang, phú quý. Màu vàng còn là biểu tượng của năng lượng, sự hiểu biết và lạc quan. Những người phụ nữa mang trang sức ngọc trai màu vàng thể hiện nét đẹp đam mê, tràn đầy nhiệt huyết.

Ý nghĩa màu sắc ngọc trai màu tím


Ngọc trai màu tím là biểu tượng của sự thủy chung, son sắt một lòng, bởi vậy nên trang sức ngọc trai màu tím được rất nhiều chị em ưa thích sử dụng trong những sự kiện quan trọng. Ngọc trai màu tím cũng là một trong những loại ngọc trai có màu sắc tự nhiên truyền thống. Nhưng hiện nay với công nghệ mạ tĩnh điện cao cấp, người ta có thể làm nên những viên ngọc trai ánh tím tuyệt đẹp. Màu sắc tím còn đại diện cho sự may mắn bền lâu cùng với sự trường tồn của nhan sắc. Đây chính là một trong những lý do chính khiến ngọc trai màu tím ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Mỗi màu sắc của ngọc trai mang lại những ý nghĩa riêng cho người đeo. Những món trang sức ngọc trai không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng, quý phái cho người đeo mà còn thể hiện cá tính của mỗi người.
Sưu tầm



Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Dưỡng Da Mịn Màng Bằng Bột Ngọc Trai Nữ Hoàng


Từ xa xưa bột ngọc trai vẫn luôn được ví như "thần được"  có công dụng diệu kỳ giúp làm sạch và dưỡng trắng da, duy trì làn da mịn màng, tăng đọ đàn hồi của da, trẻ hóa làn da và săn chắc cơ mặt.



Có rất nhiều cách để làm đẹp cùng bột ngọc trai như: tắm toàn thân, làm kem dưỡng, mặt nạ, .... Ngọc Trai Nữ Hoàng xin chia sẻ một số cách làm đơn giản tại nhà.

1. Bột ngọc trai và mật ong

Nguyên liệu: Bột ngọc trai + mật ong + nước sạch
Điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là trộn đều các hỗn hợp về bột ngọc trai , mật ong, và nước sạch sau đó rửa mắt cho sạch đắp hỗn hợp đó lên da để massage cho nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút. Cuối cùng thì rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho da mặt.
Tác dụng: tẩy trắng da, dưỡng ẩm cho làn da, giúp cho da được trắng sáng, căng bóng và mịn màng hơn.

2. Mặt nạ bột ngọc trai và sữa chua


Nguyên liệu: Bột ngọc trai  và sữa chua không đường
Cho bột ngọc trai và sữa chua vào một cái bát và trộn cho đều. Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm rồi sau đó để cho lỗ chân lông được thông thoáng hơn, lấy khăn mềm thấm nước ở mặt sau đó thì đắp hỗn hợp đó lên bề mặt của da. Từ sau 10 đến 15 phút thì các bạn có thể rửa sạch mặt bằng nước lạnh và lau khô.
Tác dụng: làm giảm được các lượng nhờn, trị mụn, và làm trắng da phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và dễ dị ứng.

3. Mặt nạ bột ngọc trai + cám gạo

Nguyên liệu: Bột ngọc trai + cám gạo + sữa tươi không đường
Các bạn hãy trộn đều đối với những nguyên liệu trên để tạo thành một hỗn hợp sền sệt sánh mịn màng sau đó đắp lên phần da mặt ,để cho hỗn hợp này lưu lại một lúc lâu sau rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khôn cho bề mặt của da.
Tác dụng: dưỡng trắng da, làm cho da hồng hào hơn rất nhiều trên toàn thân hiệu quả.

4. Bột ngọc trai và sữa tươi


Nguyên liệu: Bột ngọc trai + sữa tươi
Cho sữa tươi vào và bột ngọc trai vào trộn cho đều để làm sao cho hỗn hợp nhuyễn mụn sau đó bạn có thể lấy ngón tay để bôi lên da theo vòng tròn. Để cho hỗn hợp lưu lại ở trên da tầm 20 phút rồi sau đó rửa lại bằng nước hơi ấm. và sau đó lại rửa lại bằng nước lạnh và lấy khăn mềm lau khô.
Tác dụng: làm trắng da, se khít lỗ chân lông hiệu quả và giúp cho làn da được trắng mịn màng hơn.
 Làm trắng da là cả một quá trình nên các bajn hãy kiên trì thực hiện một cách đều đặn để có được một làn da vừa đẹp vừa khỏe bạn nhé. Hãy luôn đồng hành cùng daychuyenngoctrai.com để cập nhật nhiều thông tin làm đẹp hữu ích tại nhà.



Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Ngọc Trai Là Gì ??




Trước thế kỷ 20, mò ngọc trai là cách phổ biến nhất để thu hoạch ngọc trai. Các thợ lặn thường bắt sò/trai từ đáy biển hoặc đáy sông và kiểm tra từng con một để tìm ngọc. Không phải tất cả sò/trai tự nhiên đều tạo ra ngọc. Thông thường một mẻ 3 tấn trai/sò chỉ tìm được 3 hoặc 4 con có viên ngọc hoàn hảo. Việc mò ngọc ở Việt Nam được nhắc đến nhiều trong sử sách, có lẽ nổi tiếng nhất được nêu trong tuyên ngôn độc lập Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, trong đó Nguyễn Trãi đã tố cáo việc quân xâm lược nhà Minh đã bóc lột dân Việt Nam bằng việc bị buộc phải xuống biển mò ngọc trai để cống nộp cho nhà Minh.

Tuy nhiên, ngày nay hầu như tất cả ngọc trai trang sức là ngọc trai nuôi. Thông thường vật lạ cấy vào con sò/trai là mảnh vỏ con trai được đánh bóng cùng với một mảnh nhỏ mô của con trai khác vào cơ quan sinh dục của con trai để làm xúc tác tạo ngọc. Những con sò ngọc ở Biển Nam và Tahiti thường sống sót qua lần khai thác ngọc đầu tiên và được cấy nhân to hơn và được thả lại xuống nước thêm 2-3 năm nữa. Phương pháp sản xuất ngọc nuôi Mikimoto được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo giữa năm 1907-1916 và công nghệ nuôi cấy này không được Mikimoto lấy bản quyền. Nhóm nghiên cứu do Nishikawa và Tátuhei Mise lãnh đạo. Nishikawa được cấp bản quyền công nghệ năm 1916 và cưới con gái của Mikimoto. Mikimoto đã có thể sử dụng công nghệ này sau khi bản quyền hết hạn vào năm 1935. Sau khi bản quyền được cấp năm 1916, em trai của Tatsuhei là người đầu sản xuất lứa ngọc trai thương mại đầu tiên trên loại trai Akoya. Mitsubishi ngay lập tức áp dụng công nghệ này đối với loại trai Nam Hải năm 1917 ở Philippines, và sau đó ở Buton và Palau. Mitsubishi là người đầu tiên sản xuất ngọc trai nuôi ở Biển Nam mặc dù đến năm 1931 lứa ngọc trai thương mại đầu tiên mới được sản xuất thành công. Công nghệ này được áp dụng cho sản xuất thương mại cho loại ngọc đen Tahiti thập niên 1970.

Các loại ngọc trai phổ biến


Ngọc trai nước mặn

Ngọc trai nước mặn là loại ngọc được tạo ra từ những con điệp, hàu bao sống ở các vịnh biển tạo ra. Akoya, Tahiti, Nam Hải là ba loại ngọc trai nước mặn chủ yếu. Ở Việt Nam, ngọc trai được nuôi cấy ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc...

Ngọc trai nước ngọt
Ngọc trai nước ngọt là loại ngọc được tìm thấy ở những loài trai sò sống ở vùng nước ngọt như ao, hồ, sông, suốt … Phần lớnngọc trai nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Trung Quốc.

Dựa theo quá trình tạo ngọc, ngọc trai được chia làm 2 loai

Ngọc trai tự nhiên
Thành phần ngọc trai tự nhiên chủ yếu là xà cừ. Người ta cho rằng ngọc trai tự nhiên tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài hoặc hạt cát chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.


Ngọc trai biển

Ngọc trai nuôi
Ngọc trai nuôi (ngọc trai có nhân và không nhân hay có nhân mô) và ngọc nhân tạo có thể phân biệt được với ngọc tự nhiên bằng cách kiểm tra X quang. Nhân của hạt ngọc nuôi được tạo ra bởi con người và viên ngọc có hình dáng của nhân mà người ta cấy vào. Sau khi viên hạt được người ta cấy vào, con trai, sò sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ trên bề mặt viên hạt này trước khi nó được lấy ra 6 tháng sau đó. Khi được kiểm tra bằng X quang, nhân của hạt ngọc nuôi sẽ lộ ra một cấu trúc khác với cấu trúc của ngọc tự nhiên. Nhân của viên ngọc nuôi sẽ lộ ra một tâm đặc không có các vòng đồng tâm chồng lên nhau trong khi nhân của ngọc trai tự nhiên gồm có các vòng xuyến chồng lên nhau. Một viên ngọc tự nhiên có tâm xà cừ đặc hoặc 100% trân châu. Ngọc tự nhiên cũng có hình dạng tự nhiên, kiểu viên hình tròn hiếm khi thấy.


Ngọc trai nuôi

Phân biệt ngọc trai nước mặt và nước ngọt

Màu sắc: Ngọc trai nước mặn có màu sắc, hình dáng tự nhiên không qua xử lý, mài dũa và mang đặc tính riêng về màu sắc và kích thước vượt trội so với ngọc trai nước ngọt. Ngọc trai nước ngọt nguyên bản có gam màu sáng, tế bào xà cừ mềm và không bền màu, hình dáng không tròn. Nên sau khi khai thác, ngọc trai nước ngọt được xử lý màu, hình dáng trước khi được đưa ra thị trường. Đôi khi những viên ngọc trai nước ngọt lại có màu sắc và hình dáng bắt mắt hơn ngọc trai biển.

Độ cứng: Ngọc trai nước mặn có độ cứng xà cừ cao 3.8 – 4.5 trên thang độ cứng Mohs, ngọc trai nước ngọt chỉ đạt 1.8 trên thang độ cứng 10. Vì thế chúng dễ bị xước, ăn mòn.

Độ dày của lớp xà cừ: Ngọc trai biển có độ phủ mỗi lớp xà cừ 0.35 đến 6mm. Ngọc trai nước ngọt gần như hoàn toàn là xà cừ. Lý do có sự khác biệt đó là do nhân được cấy vào, ngọc trai nước ngọc chỉ được cấy mô của loài khác mà không được cấy nhân cứng.

Độ sáng bóng: Ngọc trai biển có độ sáng bóng vượt trội so với ngọc trai nước ngọt. Dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường khi đặt 2 loại ngọc cạnh nhau vì ngọc trai nước ngọt ít bóng, thậm chí là không bóng trên một số viên.

Giá bán: Ngọc trai nước mặn có giá cao gấp 10 lần so với ngọc trai nước ngọt, do chúng sở hữu vẻ đẹp vượt trội và độ quý hiếm.