Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Ngọc Trai Là Gì ??




Trước thế kỷ 20, mò ngọc trai là cách phổ biến nhất để thu hoạch ngọc trai. Các thợ lặn thường bắt sò/trai từ đáy biển hoặc đáy sông và kiểm tra từng con một để tìm ngọc. Không phải tất cả sò/trai tự nhiên đều tạo ra ngọc. Thông thường một mẻ 3 tấn trai/sò chỉ tìm được 3 hoặc 4 con có viên ngọc hoàn hảo. Việc mò ngọc ở Việt Nam được nhắc đến nhiều trong sử sách, có lẽ nổi tiếng nhất được nêu trong tuyên ngôn độc lập Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, trong đó Nguyễn Trãi đã tố cáo việc quân xâm lược nhà Minh đã bóc lột dân Việt Nam bằng việc bị buộc phải xuống biển mò ngọc trai để cống nộp cho nhà Minh.

Tuy nhiên, ngày nay hầu như tất cả ngọc trai trang sức là ngọc trai nuôi. Thông thường vật lạ cấy vào con sò/trai là mảnh vỏ con trai được đánh bóng cùng với một mảnh nhỏ mô của con trai khác vào cơ quan sinh dục của con trai để làm xúc tác tạo ngọc. Những con sò ngọc ở Biển Nam và Tahiti thường sống sót qua lần khai thác ngọc đầu tiên và được cấy nhân to hơn và được thả lại xuống nước thêm 2-3 năm nữa. Phương pháp sản xuất ngọc nuôi Mikimoto được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo giữa năm 1907-1916 và công nghệ nuôi cấy này không được Mikimoto lấy bản quyền. Nhóm nghiên cứu do Nishikawa và Tátuhei Mise lãnh đạo. Nishikawa được cấp bản quyền công nghệ năm 1916 và cưới con gái của Mikimoto. Mikimoto đã có thể sử dụng công nghệ này sau khi bản quyền hết hạn vào năm 1935. Sau khi bản quyền được cấp năm 1916, em trai của Tatsuhei là người đầu sản xuất lứa ngọc trai thương mại đầu tiên trên loại trai Akoya. Mitsubishi ngay lập tức áp dụng công nghệ này đối với loại trai Nam Hải năm 1917 ở Philippines, và sau đó ở Buton và Palau. Mitsubishi là người đầu tiên sản xuất ngọc trai nuôi ở Biển Nam mặc dù đến năm 1931 lứa ngọc trai thương mại đầu tiên mới được sản xuất thành công. Công nghệ này được áp dụng cho sản xuất thương mại cho loại ngọc đen Tahiti thập niên 1970.

Các loại ngọc trai phổ biến


Ngọc trai nước mặn

Ngọc trai nước mặn là loại ngọc được tạo ra từ những con điệp, hàu bao sống ở các vịnh biển tạo ra. Akoya, Tahiti, Nam Hải là ba loại ngọc trai nước mặn chủ yếu. Ở Việt Nam, ngọc trai được nuôi cấy ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc...

Ngọc trai nước ngọt
Ngọc trai nước ngọt là loại ngọc được tìm thấy ở những loài trai sò sống ở vùng nước ngọt như ao, hồ, sông, suốt … Phần lớnngọc trai nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Trung Quốc.

Dựa theo quá trình tạo ngọc, ngọc trai được chia làm 2 loai

Ngọc trai tự nhiên
Thành phần ngọc trai tự nhiên chủ yếu là xà cừ. Người ta cho rằng ngọc trai tự nhiên tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài hoặc hạt cát chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.


Ngọc trai biển

Ngọc trai nuôi
Ngọc trai nuôi (ngọc trai có nhân và không nhân hay có nhân mô) và ngọc nhân tạo có thể phân biệt được với ngọc tự nhiên bằng cách kiểm tra X quang. Nhân của hạt ngọc nuôi được tạo ra bởi con người và viên ngọc có hình dáng của nhân mà người ta cấy vào. Sau khi viên hạt được người ta cấy vào, con trai, sò sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ trên bề mặt viên hạt này trước khi nó được lấy ra 6 tháng sau đó. Khi được kiểm tra bằng X quang, nhân của hạt ngọc nuôi sẽ lộ ra một cấu trúc khác với cấu trúc của ngọc tự nhiên. Nhân của viên ngọc nuôi sẽ lộ ra một tâm đặc không có các vòng đồng tâm chồng lên nhau trong khi nhân của ngọc trai tự nhiên gồm có các vòng xuyến chồng lên nhau. Một viên ngọc tự nhiên có tâm xà cừ đặc hoặc 100% trân châu. Ngọc tự nhiên cũng có hình dạng tự nhiên, kiểu viên hình tròn hiếm khi thấy.


Ngọc trai nuôi

Phân biệt ngọc trai nước mặt và nước ngọt

Màu sắc: Ngọc trai nước mặn có màu sắc, hình dáng tự nhiên không qua xử lý, mài dũa và mang đặc tính riêng về màu sắc và kích thước vượt trội so với ngọc trai nước ngọt. Ngọc trai nước ngọt nguyên bản có gam màu sáng, tế bào xà cừ mềm và không bền màu, hình dáng không tròn. Nên sau khi khai thác, ngọc trai nước ngọt được xử lý màu, hình dáng trước khi được đưa ra thị trường. Đôi khi những viên ngọc trai nước ngọt lại có màu sắc và hình dáng bắt mắt hơn ngọc trai biển.

Độ cứng: Ngọc trai nước mặn có độ cứng xà cừ cao 3.8 – 4.5 trên thang độ cứng Mohs, ngọc trai nước ngọt chỉ đạt 1.8 trên thang độ cứng 10. Vì thế chúng dễ bị xước, ăn mòn.

Độ dày của lớp xà cừ: Ngọc trai biển có độ phủ mỗi lớp xà cừ 0.35 đến 6mm. Ngọc trai nước ngọt gần như hoàn toàn là xà cừ. Lý do có sự khác biệt đó là do nhân được cấy vào, ngọc trai nước ngọc chỉ được cấy mô của loài khác mà không được cấy nhân cứng.

Độ sáng bóng: Ngọc trai biển có độ sáng bóng vượt trội so với ngọc trai nước ngọt. Dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường khi đặt 2 loại ngọc cạnh nhau vì ngọc trai nước ngọt ít bóng, thậm chí là không bóng trên một số viên.

Giá bán: Ngọc trai nước mặn có giá cao gấp 10 lần so với ngọc trai nước ngọt, do chúng sở hữu vẻ đẹp vượt trội và độ quý hiếm.